Sự phát triển bất thường ở khuỷu chân của loài chó

6573
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Dị tật ở khuỷu chân của chó

Dị tật ở khuỷu chân là bệnh gây ra do sự phát triển bất thường của các tế bào, mô hoặc xương. Đặc điểm đặc trưng của bệnh này là một chuỗi sự phát triển dị thường dẫn đến các dị tật và gây thoái hóa khớp xương ở khuỷu chân. Đây là nguyên nhân chính gây nên chứng đau khuỷu chân và làm cho các chú chó bị què, và là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên chứng què chi trước ở các giống chó có kích thước cơ thể lớn. Các giống chó Labrador, Rottweiler, Golden Retriever, béc-giê Đức, giống chó ở vùng núi Bernese (Thụy Sĩ), giống chow chow, chó chăn cừu, và giống Newfoundland là những giống chó dễ mắc bệnh này nhất. Những chú chó ngay từ khi được 4 đến 10 tháng tuổi thường có triệu chứng lâm sàng của chứng bệnh này, bệnh thường được phát hiện vào khoảng từ 4 đến 18 tháng tuổi.

Một loại của bệnh này có tỷ lệ mắc ở các con đực thường cao hơn các con cái: đó là khi các đoạn xương nằm ở mặt trong của phần trên xương khuỷu chân trước. Xương khuỷu là một trong số các loại xương nằm ở chân trước, ngay dưới khớp chân. Đối với các đặc điểm khác, bệnh không có điều gì khác biệt về giới tính.

Triệu chứng và phân loại

  • Không phải tất cả những chú chó bị nhiễm bệnh đều thể hiện các triệu chứng ra bên ngoài từ khi còn nhỏ
  • Bị què đột ngột (cấp tính) do bệnh thoái hóa khớp rất phổ biến ở những chú chó trưởng thành
  • Khập khiễng hoặc què chân trước vĩnh viễn sẽ trở nên nặng hơn do vận động, xuất phát từ chứng cứng cơ, và chỉ phát hiện thấy sau khi chú chó đã không thể đi lại được
  • Đau khi co hoặc duỗi khuỷu chân
  • Những chú chó bị bệnh thường sẽ duỗi thẳng chân bị què ra ngoài
  • Có dịch tích tụ trong khớp chân
  • Khi phát hiện có tiếng cọt kẹt của xương và khớp khi cử động có thể là triệu chứng sớm của bệnh thoái hóa khớp
  • Giảm khả năng vận động

Nguyên nhân

Bệnh do các nguyên nhân: di truyền, do tiến hóa và dinh dưỡng.

Chẩn đoán

Bác sĩ thú ý sẽ xác định một số nguyên nhân có thể gây ra các triệu chứng trước khi tiến hành chẩn đoán. Chẳng hạn như, cần phải xác định xem liệu có tổn thương nào ở khớp chân không, hoặc liệu có bị nhiễm trùng gây bệnh không, hoặc có mắc bệnh viêm khớp không. Một khối u có thể là nguyên nhân của các triệu chứng này, và điều này có thể được xác định, bằng phép chẩn đoán hình ảnh chụp X-quang trên khu vực bị tổn thương để có sự chẩn đoán chính xác hơn. Cần chụp X-quang cả hai khuỷu chân, do tỷ lệ bệnh xảy ra ở cả hai chân là rất cao. Bác sĩ thú y cũng có thể sẽ yêu cầu chụp cắt lớp (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để kiểm tra xem xương có bị gãy không. Một mẫu dịch sẽ được lấy từ khớp khuỷu chân bằng một cái kim hút nhỏ để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, và xét nghiệm nội soi khớp (bằng cách sử dụng một dụng cụ hình ống để kiểm tra và điều trị bên trong khớp) để phép chẩn đoán được chính xác nhất.

Điều trị

Phẫu thuật có thể được lựa chọn làm phương pháp điều trị, khi đó, bác sĩ thường khuyến khích nên chườm lạnh khớp khuỷu chân ngay sau ca phẫu thuật nhằm giúp giảm sưng và giảm đau. Bạn nên tiếp tục chườm lạnh năm đến mười phút mỗi tám tiếng trong vòng ba đến bốn ngày, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các bài tập vận động phù hợp sẽ rất tốt cho liệu pháp chữa lành vết thương cho đến khi chú chó của bạn có thể nâng (các) vật nặng bằng chân. Bác sĩ thú ý của bạn có thể sẽ minh họa các loại bài tập vận động mà bạn có thể áp dụng cho chú chó của mình, dựa trên vị trí và mức độ nghiêm trọng của chân bị phẫu thuật. Tất cả các chó bệnh đều bị hạn chế vận động sau phẫu thuật ít nhất khoảng bốn tuần nhưng để tránh bị nhức mỏi cơ hoặc chứng cứng cơ, bạn cần tích cực cử động (các) phần khớp bị ảnh hưởng. Một lần nữa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y về phương pháp trị liệu bằng vận động phù hợp mà bạn có thể áp dụng với chú chó của mình.

Hạn chế tăng cân là một yếu tố quan trọng để giảm tải trọng và áp lực đối với các phần khớp bị ảnh hưởng. Cần kê thuốc giảm đau và giảm viêm sưng. Thuốc giúp làm chậm quá trình phát triển của chứng viêm khớp, và bảo vệ sụn khớp cũng cần được kê.

Phòng ngừa

Nạp quá nhiều chất dinh dưỡng kích thích phát triển nhanh chóng có thể gây ảnh hưởng cho sự phát triển bất thường của khuỷu chân; do đó, hạn chế tăng cân và sự phát triển đối với những chú chó khi còn nhỏ có thể giúp giảm thiểu nguy cơ (do chăm sóc, v.v…) và có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh. Tránh nuôi các giống chó bị nhiễm bệnh, vì bệnh sẽ di truyền qua gen. Nếu chú chó của bạn được chẩn đoán mắc phải chứng phát triển bất thường ở khuỷu chân, bạn sẽ cần phải hoạn đối với con đực và cắt buồng trứng đối với con cái, và thông báo tình hình cho người chủ cũ của chú chó. Nếu chú chó bị bệnh thuộc lứa sau của con chó do gia đình tự nuôi, không được phối giống vì điều này sẽ làm lây truyền bệnh cho thế hệ sau.

Sinh hoạt và chăm sóc

Nên cho chú chó tái khám thường niên nhằm đánh giá tiến trình và sự thoái hóa sụn khớp. Bệnh thoái hóa khớp là không tránh khỏi; tuy nhiên, tiên lượng tình trạng bệnh cần được chính xác đối với mọi hình thái diễn biến của căn bệnh này.