Bệnh sài sốt ở chó

5029
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Bệnh sài sốt ở chó

Sài sốt ở chó là một căn bệnh truyền nhiễm và nghiêm trọng do virus gây ra và chưa có cách chữa trị Bệnh ảnh hưởng đến chó và một số loài động vật hoang dã nhất định, chẳng hạn như gấu trúc, chó sói, cáo và chồn hôi. Chồn sương, vật nuôi trong nhà phổ biến, cũng là vật mang loại virus này. Sài sốt ở chó thuộc loại virus Morbillivirus, và là họ hàng của virus sởi, có ảnh hưởng đến con người, virus Rinderpest ảnh hưởng đến gia súc, và virus Phocine gây bệnh sài sốt hải cẩu. Tất cả đều là thành viên của họ Paramyxoviridae. Chó non, chưa chủng ngừa và chó già không được chủng ngừa thường dễ bị bệnh hơn.

Triệu chứng và các loại sài sốt ở chó

Virus, lây lan qua không khí một cách trực tiếp hoặc gián tiếp (tức là đồ dùng, đồ giường) tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, ban đầu tấn công amiđan và hạch bạch huyết của chó và tự sao chép ở đó trong khoảng một tuần. Sau đó nó tấn công các hệ hô hấp, niệu sinh dục, tiêu hóa, và thần kinh.

Trong giai đoạn đầu của bệnh sài sốt ở chó, các triệu chứng chính gồm có sốt cao (≥103.5 ° F, hoặc 39.7° C), mắt đỏ và chảy nước mũi và mắt. Chó bị nhiễm bệnh sẽ trở nên lờ phờ và mệt mỏi, và thường sẽ trở nên biếng ăn, ho dai dẳng, nôn mửa, và tiêu chảy cũng có thể xảy ra. Trong các giai đoạn sau của bệnh, virus bắt đầu tấn công các hệ khác của cơ thể chó, đặc biệt là hệ thần kinh. Não và tủy sống bị ảnh hưởng và con chó có thể bắt đầu xuất hiện tình trạng ngất, co giật, tê liệt và bị chứng cuồng loạn tấn công.

Đôi khi, bệnh sài sốt ở chó cũng được gọi là “bệnh cứng đệm chân” (hard pad disease) vì một số chủng virus nhất định có thể làm đệm chân chó phồng lên hoặc dày lên bất thường. Ở chó hoặc động vật có hệ miễn dịch kém, tử vong có thể xảy ra sau 2 đến 5 tuần nhiễm bệnh.

Nguyên nhân của bệnh sài sốt ở chó

Bệnh này có thể xảy ra do các loại vắc-xin giảm độc lực không đúng cách, mặc dù điều này hiếm khi xảy ra hơn. Nhiễm khuẩn hệ hô hấp hoặc hệ tiêu hóa cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh của động vật. Chó không được chủng ngừa khi tiếp xúc với bất kỳ loại động vật bị nhiễm bệnh nào đều có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Chẩn đoán bệnh sài sốt ở chó

Bệnh sài sốt ở chó được chẩn đoán qua các xét nghiệm hóa sinh và phân tích nước tiểu, các xét nghiệm, phân tích này cũng có thể cho biết sụ sụt giảm số lượng lympho bào, là bạch cầu hoạt động trong hệ miễn dịch ở giai đoạn đầu của bệnh (chứng giảm lympho bào). Xét nghiệm huyết thanh có thể xác định các kháng thể dương tính, nhưng xét nghiệm này không thể phân biệt giữa các kháng thể chủng ngừa và sự tiếp xúc với virus độc. Các kháng nguyên virus có thể được phát hiện trong cặn lắng nước tiểu hoặc các vết từ âm đạo. Vùng da có lông, niêm mạc mũi và biểu mô đệm chân cũng có thể được xét nghiệm kháng thể. Chụp X quang chỉ được sử dụng để xác định xem con vật bị nhiễm bệnh có mắc bệnh viêm phổi hay không. Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được sử dụng để kiểm tra não cho bất kỳ tổn thương nào xảy ra.

Điều trị bệnh sài sốt ở chó

Thật không may, vẫn chưa có cách chữa trị bệnh sài sốt ở chó. Do đó, việc điều trị bệnh chủ yếu tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng. Nếu động vật trở nên biếng ăn hoặc bị tiêu chảy thì có thể cho truyền dịch hỗ trợ qua tĩnh mạch. Ghèn mắt và nước mũi phải được làm sạch thường xuyên. Thuốc kháng sinh có thể được kê đơn để kiểm soát các triệu chứng do nhiễm khuẩn thứ phát gây ra, và có thể sẽ cần dùng phenobarbital và potassium bromide để kiểm soát co giật. Không có thuốc kháng virus nào có tác dụng trong điều trị bệnh này.

Chăm sóc chó bị sài sốt

Trong các giai đoạn cấp tính hơn của bệnh, cần giám sát sự phát triển tình trạng viêm phổi hoặc mất nước do tiêu chảy. Hệ thần kinh trung ương (CNS) cũng phải được theo dõi bởi vì co giật và các rối loạn thần kinh khác có thể xảy ra. Cơ hội chữa khỏi bệnh sài sốt ở chó sẽ phụ thuộc vào chủng virus và khả năng miễn dịch của chó. Chó hoàn toàn có thể hồi phục, mặc dù co giật và các rối loạn gây tử vong khác đối với CNS có thể xảy ra 2-3 tháng sau khi hồi phục. Chó được phục hồi hoàn toàn không lây lan hoặc mang virus.

Phòng ngừa bệnh sài sốt ở chó

Biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho bệnh sài sốt ở chó là tiêm phòng thường xuyên và cách ly các động vật bị nhiễm bệnh ngay lập tức. Cần có sự chăm sóc đặc biệt để bảo vệ chó con mới sinh khỏi bị phơi nhiễm, vì chúng rất dễ nhiễm bệnh