Bệnh “gấu mèo” ở Chó (Bệnh do giun tròn Baylisascariasis)

7908
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Baylisascariasis ở Chó

Bệnh này được biết đến phổ biến với cái tên “bệnh gấu mèo” ví sự phổ biến của nó trong quần thể gấu mèo, nhiễm ký sinh trùng baylisascariasis xuất phát từ việc tiếp xúc với phân gấu mèo, từ việc ăn mô động vật bị nhiễm baylisascaris procyonis.

Thường được gọi là giun tròn, ấu trùng B. procyonis được tìm thấy ở phần lớn động vật, bao gồm cả con người – làm cho bệnh này trở thành bệnh zoonotic, có nghĩa là có thể lây từ động vật bị nhiễm sang các động vật khác, bao gồm cả con người. Những con gấu mèo là những con vật mang mầm bệnh tối ưu này, vì sức khỏe của gấu mèo không bị ảnh hưởng bất lợi, khiến nó trở thành vật chủ và phát tán ký sinh trùng. Ấu trùng B. procyonis thường lây lan qua phân động vật vào môi trường. Bất kỳ con vật nào tiếp xúc với phân, hoặc với đất đã bị tiếp xúc với một con gấu mèo bị nhiễm bệnh, đều có thể dẫn đến nhiễm trùng toàn than. Vì vậy, cần biết các phương pháp tránh và thận trọng những khu vực mà gấu mèo sống phổ biến.

Những con vật mang mầm bệnh trung gian là chim, thỏ và động vật gặm nhấm. Ấu trùng di chuyển đến não, nơi nó gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Trong trạng thái suy yếu này, động vật nhỏ trở nên dễ bị bắt và ấu trùng được truyền sang động vật ăn thịt (ví dụ như con chó) khi nó ăn con vật nhỏ này, ăn mô từ động vật bị nhiễm bệnh. Đây là một cách khác mà ký sinh trùng gây bệnh được lan truyền giữa các loài động vật.

Bệnh này được biết đến là xảy ra trên khắp Hoa Kỳ, với các ổ dịch được báo cáo trong các vườn thú và trong các trang trại. Tuy nhiên, một ổ dịch có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào mà động vật sống với nhau trong các nhóm lớn.
Trong khi bệnh nhiễm trùng này thường có thể được điều trị ở chó trưởng thành, nó hầu như luôn gây tử vong ở chó con. Ngoài ra, bởi vì đôi khi ký sinh trùng tấn công não và hệ thần kinh, bệnh này có thể bị nhầm lẫn với bệnh dại. Nếu nghi ngờ con chó mắc bệnh dại, bạn có thể yêu cầu bác sĩ thú y kiểm tra xem có sự hiện hiện của giun tròn B. procyonis hay không.

Tình trạng bệnh được mô tả trong bài này có thể ảnh hưởng đến cả chó và mèo. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách bệnh này ảnh hưởng đến mèo, vui lòng truy cập trang này.

Các triệu chứng và các loại bệnh

Có hai loại giun tròn baylisascariasis đã được tìm thấy ở chó: nhiễm trùng đường ruột và bệnh phủ tạng. Sự phát tán của giun tròn xuất phát từ việc con vật ăn trứng giun tròn. Sau đó chúng di chuyển đến ruột, nơi chúng phát triển hơn nữa trước khi di chuyển vào nội tạng (các cơ quan trong khoang bụng), hệ thần kinh hoặc mắt. Có những loại nhiễm trùng như là nhiễm ấu trùng di chuyển (larva migrans), ấu trùng nội tạng di chuyển (VLM), ấu trùng thần kinh di chuyển (NLM), ấu trùng mắt di chuyển (OLM).

Nhiễm trùng đường ruột thường được tìm thấy ở chó trưởng thành, trong khi nhiễm trùng các cơ quan nội tạng, đặc biệt là não và tủy sống (bệnh nội tạng) thường gặp ở chó con hơn. Thông thường, không có bất kỳ triệu chứng bên ngoài nào liên quan đến bệnh ở thời kỳ đầu, nhưng đôi khi chó sẽ có dấu hiệu của bệnh thần kinh do giun tấn công hệ thần kinh. Dấu hiệu của bệnh thần kinh (NLM) bao gồm:

  • Đi lại không ổn định, mất phối hợp hoặc kiểm soát cơ bắp (mất điều hòa)
  • Khó ăn, nuốt (khó nuốt)
    Hôn mê, nằm nhiều (tư thế nằm)
  • Quay vòng tròn
  • Động kinh
  • Lẫn lộn, thiếu sự chú ý

Nhiễm trùng nội tạng (VLM) có thể biểu hiện các triệu chứng của bệnh gan hoặc phổi, trong khi nhiễm trùng mắt (OLM) có thể không rõ ràng cho đến khi con chó của bạn bị mất tầm nhìn.

Nguyên nhân

Lý do phổ biến nhất khiến một con chó bị nhiễm bệnh là từ việc cùng sống trong một khu vực với những con gấu mèo bị nhiễm bệnh. Một con chó có thể bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với phân gấu mèo, do ăn trứng B. procyonis, có thể mầm bệnh tồn tại trong đất lâu sau khi phân gấu mèo đã bị phân hủy hoặc bị loại bỏ, do ăn phải mô động vật bị nhiễm bệnh giun tròn (ví dụ thỏ, chim,…) hoặc tiếp xúc gần gũi với các động vật bị nhiễm bệnh khác.

Chẩn đoán

Bạn cần cung cấp cho bác sĩ thú y lịch sử toàn diện về sức khỏe chú chó của bạn, bao gồm lịch sử nền của các triệu chứng, các sự cố có thể dẫn đến tình trạng đó. Thông tin bạn cung cấp có thể cung cấp cho bác sĩ thú y các đầu mối về việc những cơ quan nào đang bị ảnh hưởng. Biết được đường đi của ký sinh trùng là điều cần thiết để điều trị nhiễm trùng một cách thích hợp.

Các hình thức bệnh về đường ruột nhiễm giun tròn có thể được nhận thấy bằng cách kiểm tra phân chó, trong khi hình hình thức nhiễm ấu trùng có thể được nhận thấy kết hợp với các bệnh khác như bệnh dại, bệnh do vi rút Canine Distemper và khuyết tật thần kinh bẩm sinh. Xét nghiệm mẫu phân trực tiếp sẽ phát hiện dạng bệnh về đường ruột nhiễm giun tròn, trong khi bệnh nhiễm ấu trùng có thể được nhận thấy qua việc khám mắt (soi đáy mắt), hoặc bằng cách kiểm tra thí nghiệm mẫu mô.

Điều trị

Nếu chó của bạn cho kết quả dương tính với bệnh này có một số loại thuốc có thể sử dụng như sau:

Đối với dạng đường ruột:

  • Pyrantel Pamoate
  • Febantel
  • Praziquantel
  • Ivermectin
  • Mibemycin Oxime

Đối với dạng ấu trùng:

  • Corticosteriods
  • Sử dụng dài hạn albendazole

Chăm sóc

Việc khám và theo dõi bệnh được khuyến nghị hai tuần sau lần điều trị đầu tiên, để phân tích giun trong phân và sau đó một lần nữa sau một tháng để kiểm tra hình thức đường ruột của bệnh. Đây là một dạng bệnh zoonotic, do đó nó có thể truyền sang người và các động vật khác, trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao nhất và chịu đựng những tác động xấu nhất. Tình cờ ăn trứng giun tròn có thể gây bệnh nghiêm trọng ở người. Có thể nuốt phải mầm bệnh từ đất cát đã có tiếp xúc với gấu mèo hoặc các động vật có nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với phân bị nhiễm bệnh (trong quá trình làm sạch phân). Cần đặc biệt thận trọng cho đến khi đảm bảo được rằng con chó của bạn đã hoàn toàn hồi phục từ việc nhiễm trùng và không còn trứng giun trong phân của nó. Nên mang găng tay dùng một lần khi xử lý phân chó và vệ sinh tay, móng tay cần được cẩn thận nếu bạn sống trong khu vực có gấu mèo sinh sống.

Vị trí mà chó của bạn mắc bệnh nhiễm giun tròn nên được quan sát và theo dõi cẩn thận, hàng xóm nên được thông báo về nguy cơ có thể lây bệnh này.

Phòng ngừa

Bước phòng ngừa quan trọng nhất là giữ vật nuôi cách xa các khu vực có gấu mèo và ngăn chặn vật nuôi nuốt phải mô động vật. Các bước khác có thể được thực hiện để bảo vệ gia đình và thú cưng của bạn tránh nhiễm ký sinh trùng này là giữ cho hộp cát được bao phủ, kiểm tra khu vực sinh sống tránh có phân gấu trúc hay động vật đã chết, đảm bảo rằng chó của bạn được tẩy giun đầy đủ.