Bạn nên tắm cho chú chó của mình bao lâu một lần?

6917
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Nếu chú chó của bạn được phép liệt kê ra một danh sách những điều nó không thích làm thì có lẽ việc tắm táp sẽ được cho lên hàng đầu. Bởi việc tắm cho chó khá khó, rất tốn thời gian và chẳng vui vẻ gì với cả người tắm cho nó và con vật được tắm, do vậy cũng là điều tự nhiên khi bạn tự hỏi “ tôi nên tắm cho chú chó của mình bao lâu một lần?”

Thường trong trường hợp này, câu trả lời sẽ là “ còn tùy”.

Chó có thể tự vệ sinh cho nó nhằm giúp nang lông phát triển và hỗ trợ tình trạng sức khỏe của da. Tuy nhiên, tắm táp là điều cần làm với hầu hết mọi con chó để giúp hỗ trợ cho quá trình kể trên. Nhưng việc tắm quá thường xuyên có thể cũng gây hại cho thú cưng của bạn. Nó có thể gây ra tình trạng kích ứng da, tổn hại đến nang lông và làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn hoặc nấm.

Tần suất tắm tốt nhất phụ thuộc vào lý do đằng sau việc bạn tắm cho nó. Với một con chó khỏe mạnh thường ở trong nhà thì chỉ cần tắm vài lần một năm nhằm kiểm soát mùi tự nhiên của cơ thể. Mặt khác, thường xuyên tắm cũng là một phần quan trọng trong việc kiểm soát các tình trạng y tế như dị ứng da.

Liệu chú chó của bạn có sẵn sàng nhảy vào bồn tắm để kỳ cọ hay sẽ cố gắng chiến đấu với bạn để chạy trốn trong mỗi lần phải tắm – dưới đây là một số điều bạn nên biết để có thể khiến cho việc tắm táp cho thú cưng trở nên dễ dàng hơn.

Nên tắm cho chú chó của mình bao lâu một lần?

Số lần tắm phụ thuộc vào những yếu tố như tình trạng sức khỏe, giống, lông và lượng hoạt động cũng như nơi nó hay hoạt động. với những chú chó hay sử dụng thời gian ngoài trời lăn lộn trên đất hoặc những thứ khác thì cần phải tắm nhiều hơn rất nhiều so với một chú chó chỉ nằm ì ở nhà. Hoặc, đơn giản bạn chỉ cần sử dụng mũi của mình.

Nếu chú chó đi vào phòng và bạn liền ngửi thấy mùi của nó, điều này nghĩa là nó cần được tắm. Nếu chú chó bị bám bùn bẩn hoặc bùn khô trên lông, thì việc chải kỹ lông cho nó (có thể chỉ chải bên ngoài) sau khi tắm thường là lựa chọn tốt nhất.

Luôn luôn tắm phần thân trước và đầu là phần sau cùng, bởi chó thường có xu hướng lắc đầu nếu phần đầu bị ướt. Nếu dầu gội ghi rằng không cay mắt thì cũng đừng trực tiếp xoa vào mắt nó, hãy xoa xung quanh phần mắt và dội sạch ngay với nước.

Coates cũng nói thêm rằng nếu việc tắm táp là một phần trong kế hoạch điều trị cho chú chó của bạn thì bác sỹ thú y sẽ đưa cho bạn hướng dẫn về việc nên tắm cho chó bao lâu một lần và loại sản phẩm nào nên sử dụng trong khi tắm cho nó.

Khi nào gọi cho các chuyên gia

Việc tắm cho chó không đơn giản như bề ngoài. Có rất nhiều loại chó và loại lông khác nhau do vậy cần phải giải quyết từng vấn đề một bởi sự khác nhau giữa kết cấu và độ dài của từng loại lông. Ở tiệm chuyên vệ sinh cho chó, họ có thể giải quyết sự khác biệt này nhưng ở nhà, chủ nuôi có lẽ sẽ không nhận ra sự khác biệt đó.

Ví dụ, với giống chó Shetland Sheepdog có hai lớp lông dày,và lông rụng. Giống chó này cần phải được xoa xà phòng kỹ và dùng nhiều nước để làm ẩm bộ lông của nó, và chải lông nhiều lần trước, trong và sau khi tắm, sau đó cần dùng dầu xả đặc biệt giành riêng cho chó, dội sạch bằng nhiều nước và dùng máy sấy khô lông với tốc độ cao.

Nếu bạn đơn giản không có thời gian, không gian hoặc không thích tắm cho chú chó của mình ở nhà thì đừng ngại hãy gọi cho các chuyên gia.

Tìm sản phẩm phù hợp

Một số sự khác biệt giữa da người và da chó khá rõ ràng, nhưng có một điều không rõ ràng chính là độ PH của da, đây là điều quan trọng nhất vẫn còn gây tranh cãi khi chọn loại sản phẩm tắm phù hợp cho chó.

Da người rất có tính axít, nên độ pH thường dưới 5. Nhưng da chó độ pH lại gần 7, do vậy nó cần một loại sản phẩm trung lập- không chứa axít mạnh hoặc kiềm mạnh.

Do vậy, một số sản phẩm đặc trưng được thiết kế giành riêng cho da người sẽ gây kích ứng cho da chó. Với thói quen tắm hàng ngày, Coates khuyến nghị dùng loại dầu gội nhẹ, có tính giữ ẩm. Dầu gội yến mạch là lựa chọn tốt với sức khỏe nhiều chú chó.

Chó có thể có những phản ứng tiêu cực với các loại dầu gội và những sản phẩm khác, thậm chí là cả khi chúng được thiết kế để giành riêng cho chó. Nhiều con vật có phản ứng với dầu gội thuốc, nước súc miệng và dầu xả. Các phản ứng này có thể là do phản ứng y tế của da với dầu gội hoặc có thể là do con vật đã nuốt phải trong quá trình tắm.

Các triệu chứng lâm sàng của phản ứng da bao gồm đỏ, ngứa và phát ban. Việc nuốt phải dầu gội có thể dẫn đến các triệu chứng như nôn mửa, chảy nước dãi và chán ăn. Nếu bạn thấy xuất hiện những triệu chứng này, Coates khuyến cáo bạn tắm lại cho chú chó của mình với nước ấm và mang nó tới gặp bác sỹ thú y để tiến hành các bước tiếp theo.

Nếu bạn không chắc chắn loại dầu nào nên mua, hãy trao đổi với bác sỹ thú y người biết rõ về chú chó của bạn và lịch sử bệnh lý của nó và là người có khả năng để đưa ra những đề xuất điều trị riêng cho từng con vật. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp chú chó của bạn bị các tình trạng về da.

Dầu gội được chia thành hai loại, một loại dành cho vệ sinh tắm gội bình thường và một loại là dầu gội thuốc. Các loại dầu gội là thuốc nên được dùng theo khuyến nghị và được kê đơn bởi bác sỹ thú y chăm sóc cho chú chó của bạn.