Bệnh tim (bệnh cơ tim phì đại) ở mèo

5577
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Bệnh cơ tim phì đại ở mèo

Trái tim có bốn ngăn: hai ngăn ở phía trên, tâm nhĩ phải và trái, và hai ngăn ở phía dưới, tâm thất trái và phải. Tâm thất trái chịu trách nhiệm tiếp nhận máu chứa oxy từ phổi và bơm máu và van động mạch chủ, động mạch chính của cơ thể, là nguồn cung cấp máu oxy cho tất cả các bộ phận của cơ thể. Bệnh cơ tim phì đại (HCM) ảnh hưởng đến tâm thất trái và khả năng hoạt động của nó để bơm máu vào động mạch chủ. Với trái tim khoẻ mạnh bình thường, tâm thất trái dày hơn tâm thất phải do khối lượng công việc lớn hơn trong việc bơm máu vào cơ thể. Khi mèo mắc bệnh cơ tim phì đại, cơ của tâm thất trái được mở rộng bất thường hoặc dày lên. Một con mèo có thể mắc các bệnh khác về tim, nhưng chúng sẽ độc lập với bệnh cơ tim phì đại HCM.

Có khuynh hướng di truyền rõ ràng cho tình trạng này. Có nhiều giống bị mắc bệnh qua nhiều thế hệ, đặc biệt đối với giống mèo Maine Coon, ở giống này có đột biến di truyền liên quan đến căn bệnh này đã được xác định. Vai trò của di truyền học chưa được xác định rõ ràng đối với các thế hệ giống mèo khác mặc dù một số tổ chức nghiên cứu đã chỉ ra bệnh này di truyền ở giống American ShorthairsPersians.

Bệnh này xảy ra với tỷ lệ cao hơn ở mèo từ năm đến bảy năm tuổi, mặc dù độ tuổi mắc bệnh được nghiên cứu là trong khoảng từ ba tháng đến 17 năm, hầu hết các trường hợp ảnh hưởng đến mèo đực. Tiếng thổi tim xuất hiện ở những con mèo già thường do cường giáp hoặc tăng huyết áp hơn là do bệnh cơ tim phì đại HCM.

Các triệu chứng và các loại bệnh

  • Mất cảm giác thèm ăn (chán ăn)
  • Hôn mê
  • Mạch yếu
  • Khó thở
  • Thở ngắn, tiếng thô, gãy (đứt quãng)
  • Âm thanh tim bất thường (tức là: tiếng bị bóp nghẹt, tim đập nhanh, tiếng thổi tim)
  • Không có khả năng chịu đựng hoạt động thể chất mạnh hoặc gắng sức
  • Đột quỵ các chi đột ngột với các chi lạnh do có máu đông trong động mạch chủ
  • Đệm chân và móng đổi màu xanh xao (cho thấy thiếu lưu lượng oxy đến chân)
  • Ngã
  • Suy tim đột ngột

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh cơ tim phì đại có thể vẫn chưa được xác định trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, đột biến di truyền và các khuynh hướng liên quan đến di truyền được cho là một nguyên nhân dẫn đến bệnh cơ tim phì đại ở mèo. Và mặc dù không phải là một nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng này, chứng tăng huyết áp và/hoặc cường giáp có thể làm phức tạp thêm chứng bệnh cơ tim phì đại HCM ở mèo

Chẩn đoán

Bạn cần cung cấp lịch sử toàn diện về sức khoẻ thú cưng của bạn có khả năng dẫn đến triệu chứng bệnh, bao gồm bất kỳ thông tin nào bạn có về nền tảng di truyền của con mèo.

Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG) có thể được sử dụng để kiểm tra các dòng điện trong các cơ tim, và có thể tiết lộ bất kỳ sự bất thường nào trong truyền dẫn điện tim (nền tảng của khả năng co bóp ở tim), và cũng giúp bác sĩ thú y của bạn xác định nguồn gốc tại sao nhịp tim bất thường nếu mèo có triệu chứng này. Tuy nhiên, ECG có thể không đủ để có thể chẩn đoán dứt khoát. Chụp X quang và siêu âm tim sẽ hữu ích hơn trong việc kiểm tra trực quan tim để xem xét sự mở rộng hoặc dày lên của cơ tim, hoặc sự dày lên của van hai lá (van điều khiển dòng chảy của máu giữa tâm thất trái và tâm nhĩ trái). Các điều kiện khác sẽ cần được loại trừ hoặc xác nhận nhờ các xét nghiệm, sau đó bác sĩ có thể xác định được bệnh HCM. Có hai tình trạng bệnh, đặc biệt dễ nhầm lẫn với HCM, con mèo của bạn sẽ được kiểm tra để xác định rõ. Mèo cần đo huyết áp để loại trừ bệnh tăng huyết áp, và thử nghiệm máu xét nghiệm về hormon tuyến giáp, để loại trừ bệnh cường giáp. Bệnh cường giáp sẽ có các triệu chứng tương tự như cơ tim phì đại, chẳng hạn như hôn mê, thở ngắn, nhịp tim không đều.

Điều trị

Nếu mèo được chẩn đoán mắc bệnh cơ tim phì đại HCM, mèo sẽ cần nhập viện để được chăm sóc thích hợp, đặc biệt nếu nó bị suy tim sung huyết, bệnh xảy ra kéo theo từ bệnh HCM. Con mèo cần được sống trong môi trường yên tĩnh để giảm thiểu căng thẳng, và nếu nó gặp khó khăn khi thở nó sẽ được hỗ trợ máy thở oxy. Nếu nhiệt độ cơ thể của mèo thấp, bác sĩ thú y dùng chăn đắp giúp làm ấm mèo, tăng nhẹ nhiệt độ cơ thể.

Có một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị bệnh cơ tim phì đại:

  • Diltiazim để làm chậm nhịp tim, điều trị nhịp tim bất thường, và có thể làm giảm sự mở rộng ở tâm thất trái
  • Thuốc chẹn beta để làm chậm nhịp tim, chỉnh nhịp tim bất thường và kiểm soát tắc nghẽn lưu lượng máu. Chúng không được sử dụng nếu mèo bị suy tim sung huyết
  • Thuốc ức chế Ace, trong trường hợp suy tim sung huyết, để cải thiện dòng máu chảy qua tâm thất
  • Aspirin để giảm nguy cơ máu đông cục
  • Warfarin để ngăn ngừa đông máu
  • Furosemide (thuốc lợi tiểu) để loại bỏ chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể
  • Spironolactone (thuốc lợi tiểu được sử dụng đôi khi kết hợp với furosemide) cho mèo bị suy tim sung huyết
  • Thuốc mỡ Nitroglycerin, để cải thiện lưu lượng dòng máu chảy bằng cách giãn nở (mở) tâm thất và động mạch

Chăm sóc

Mèo nên được cho chế độ ăn hạn chế natri, đặc biệt là nếu đã mắc suy tim sung huyết, để giữ cho áp lực trong máu ổn định. Để mèo sống trong môi trường không gian yên tĩnh và an toàn, tránh xá các vật nuôi khác và nơi trẻ em chơi đùa, là điều quan trọng giúp mèo phục hồi. Áp lực từ môi trường có thể kích thích hệ thần kinh, gây căng thẳng quá mức lên tâm thất trái vốn đã bị đè nén, và có thể dẫn đến suy tim.

Bạn cần theo dõi chặt chẽ con mèo của bạn trong thời gian hồi phục, theo dõi xem nó có bị khó thở, thờ ơ, thể trạng yếu, chán ăn, đau tứ chi hoặc tê liệt hay không. Nếu mèo đang được điều trị bằng warfarin, cần xét nghiệm máu xem thuốc có tác dụng giảm đông máu hay không. Sử dụng warfarin cũng có thể dẫn đến việc mất kiểm soát khi mèo bị chảy máu hay bầm tím. Bạn cần giữ mèo tránh các hoạt động thể chất dẫn đến chấn thương. Nếu mèo đang dùng thuốc ức chế ACE, hoặc spironolactone, chức năng thận và chất điện giải cần được theo dõi. Sau sáu tháng, kiểm tra siêu âm tim cần được lặp lại để xác định sự tiến triển của mèo, và xác định xem có cần điều trị tiếp tục hay không.