Kiềm dư trong máu ở Mèo

3310
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Nhiễm kiềm chuyển hóa ở mèo

Nhiễm kiềm chuyển hóa xảy ra khi nồng độ bicarbonate (HCO3 ) trong máu cao hơn bình thường. HCO3 giúp duy trì sự cân bằng giữa axit và kiềm trong máu, hay còn được biết đến với tên gọi độ cân bằng PH, chủ yếu phổi và thận duy trì độ cân bằng PH. Các bệnh ảnh hưởng đến chức năng thận và đường tiêu hóa thường liên quan đến sự gián đoạn cân bằng giữa axit và kiềm trong máu. Mặc dù vậy, nguyên nhân do nhiễm kiềm chuyển hóa thường được coi là nguyên nhân thứ cấp trong khi nguyên nhân mấu chốt lại là nguyên nhân khác. Bất kể con mèo nào cũng có thể bị mắc chứng nhiễm kiềm chuyển hóa không phân biệt tuổi tác, giới tính, hoặc giống.

Triệu chứng

Các triệu chứng nói chung thường liên quan đến nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa ở mèo. Các triệu chứng chung liên quan đến nhiễm kiềm chuyển hóa thường bao gồm:

  • Ốm yếu
  • Rối loạn nhịp tim đập
  • Tắc ruột (tắc ruột co cứng)
  • Cơ co
  • Mất nước
  • Co giật ( trường hợp này hiếm xảy ra)

Nguyên nhân

  • Nôn ói
  • Uống các loại thuốc chứa kiềm như thuốc có chứa bicarbonate.
  • Dùng các loại thuốc làm tăng nước tiểu dẫn đến mất nhiều axit
  • Hạ albumin máu ( giảm albumin – một loại protein trong máu)
  • Các bệnh ảnh hưởng đến khả năng bài tiết bicarbonate qua thận, dẫn đến việc kiềm bị giữ lại nhiều hơn bình thường.

Chẩn đoán

Sau khi có được bệnh sử đầy đủ về tình trạng sức khỏe của con vật, bao gồm trình tự thời gian khi nào và bằng cách nào các triệu chứng xảy ra, bác sỹ thú y sẽ tiến hành kiểm tra thể chất cho chú mèo của bạn. Tiếp theo sẽ tiến hành các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm nhằm kiểm tra nồng độ axit, kiềm ở dịch cơ thể tại các vùng khác nhau. Bảng phân tích máu tổng quát sẽ được tiến hành bao gồm phân tích thành phần hóa học máu, công thức máu tổng quát và phân tích nước tiểu. Phân tích khí trong máu cũng giúp đưa ra chẩn đoán trong trường hợp bị nhiễm kiềm chuyển hóa. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm thường cung cấp đầy đủ các thông tin giúp bác sỹ thú y xác định chẩn đoán của mình.

Điều trị

Nhiềm kiềm chuyển hóa không xảy ra độc lập mà nó là kết quả của một nguyên nhân mấu chốt khác gây nên tình trạng tăng kali trong máu. Do vậy, việc điều trị nguyên nhân chính đó là vấn để quan trọng hàng đầu trong việc điều trị cũng như ngăn ngừa các biến chứng của nhiễm kiềm chuyển hóa. Trong trường hợp chú mèo bị mắc nhiễm kiềm chuyển hóa nặng, đe dọa đến tính mạng thì cần phải được điều trị kịp thời. Các loại thuốc có thể làm cho tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa trầm trọng hơn cần phải ngưng sử dụng ngay. Nếu xuất hiện nôn ói, thì cần phải được điều trị kịp thời bởi đây là một trong những yếu tố chính trong sự phát triển của tình trạng bệnh. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cần được lặp lại nhằm bảo đảm rằng chú mèo của bạn hồi phục hoàn toàn hoặc liệu có cần điều trị thêm nữa không.

Chăm sóc

Sau khi ra viện, bạn cần phải quan sát chú mèo của bạn trong vài ngày. Nếu tình trạng nôn mửa tái phát hoặc có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác xảy ra bạn cần phải liên hệ với bác sỹ thú y ngay lập tức.