Phương pháp huấn luyện chó chạy đến với chủ trong bất kỳ môi trường nào

4015
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Bất kể ở đâu, chúng ta đều muốn con chó của mình vâng lời. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung phân tích phương pháp huấn luyện chó chạy về phía bạn khi nghe lệnh trong bất kỳ môi trường nào. Nhưng để làm như vậy, có một vài nguyên tắc cơ bản mà chúng ta cần phải hiểu rõ.

Mặc dù các quy luật học hỏi đều được phổ quát cho tất cả các loài động vật nhưng nhiều người vẫn phải cảm thấy khó khăn trong việc điều khiển chó ở nhiều hoàn cảnh khác nhau. Hãy tập trung vào việc huấn luyện khi ra lệnh “đến đây” hoặc “triệu hồi”.

Nguyên nhân không thể huấn luyện chó chạy về phía chủ khi nghe lệnh

Tại sao nhiều chủ nuôi gặp khó khăn trong việc huấn luyện chó chạy về phía mình khi ra lệnh? Theo nghiên cứu, nguyên nhân chính là chủ nuôi (và người huấn luyện) đã để lại vết hằn sâu trong tâm lý của chó bằng cách vô tình liên kết lệnh gọi với điều mà con chó coi là một hình phạt.

Ví dụ, trong trường hợp con chó của bạn không thích tắm vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như nó sợ nước, sợ âm thanh, sợ mùi, sợ nhiệt độ nước và sợ phòng tắm. Trong mọi trường hợp, nó háo hức và hào hứng chạy đến với bạn khi được gọi và bạn ngay lập tức bế nó lên rồi thả vào bồn tắm.

Nếu bạn phạt chó khi chúng chạy về phía bạn thì bạn đang làm chúng hiểu rằng lệnh gọi của chủ không có gì tốt đẹp. Trong trường hợp này, con chó sẽ không còn đến với bạn khi được gọi vào nhà hoặc vào xe từ sân sau hoặc công viên. Đã bao nhiêu lần bạn làm điều gì đó tương tự như vậy?

Phương pháp điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực của chó về lệnh của chủ

Có rất nhiều cách để điều chỉnh suy nghĩ của chó về lệnh gọi của chủ, nhưng cách dễ nhất là sử dụng lệnh mới. Điều đó có nghĩa là thay đổi cả từ ngữ và ngôn ngữ cơ thể liên quan đến hình phạt.

Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để rèn luyện suy nghĩ cho chính bạn. Lý do khiến chó có suy nghĩ xấu về lệnh của chủ là vì chúng thường được nghe những từ ngữ mang sắc thái tiêu cực từ chủ hoặc những người huấn luyện. Đôi khi những từ ngữ này không phải được phát ra một cách cố ý mà có thể là do vô ý và họ không ý thức được hậu quả khi sử dụng những từ đó nếu nhìn từ quan điểm của một con chó.

Khi ra lệnh, chủ chỉ cần sử dụng từ đơn âm tiết. Ví dụ như: “Here” (Ở đây), “Now” (Bây giờ) hoặc “Touch” (Chạm vào chủ). Trong đó, “Touch” là câu lệnh thường được chủ ưa dùng nhiều hơn vì cách gọi này có nhiều ưu điểm và được sử dụng làm cơ sở cho nhiều hành vi để dụ chó vào vị trí. “Touch” là lệnh đơn giản và chỉ có một âm tiết.

Quan trọng hơn, chủ nuôi không nên sử dụng lệnh “Touch” thường xuyên và không có thái độ vô tâm khi chó chạy đến. Tuy điều này rất nhỏ nhặt nhưng chủ cần đặc biệt chú ý.

Phương pháp dùng lệnh “Touch” để gọi chú chó của bạn chạy đến

Khi sử dụng lệnh “Touch” mới thay vì “Come” (Đến đây), chúng ta không chỉ đơn giản muốn con chó của mình đến gần, quay quanh hoặc ở cạnh bên. Thay vào đó, chúng ta muốn nó chạm vào tay hoặc ngón tay của mình,…

Yêu cầu con chó chạm vào chủ sau khi chúng bắt đầu chơi đùa và tham gia vào hoạt động nhẹ nhàng thú vị chẳng hạn như chơi với đồ chơi không phải là món khoái khẩu của chúng. Một khi chó bắt đầu chạy đến và chạm vào tay bạn, ngay lập tức thưởng cho nó món ăn vặt ngon miệng và thích hợp. Tiếp theo, hãy thử lại các bước tương tự như trên khi bạn ở xa hoặc khuất tầm nhìn của chó.

Sau đó, bạn nên nâng độ khó bằng cách gọi chó trong môi trường có âm thanh gây mất tập trung hoặc xuyên qua một số cánh cửa đang mở. Sau đó di chuyển đến sân sau hoặc ban công, có thể chuyển sang hành lang hoặc thang máy. Ngoài ra, bạn cũng có thể ra lệnh “Touch” khi đang dắt chó đi bộ.

Cần lưu ý ra lệnh một cách tự nhiên và chó không thể đoán trước được. Đồng thời, bạn phải chuẩn bị phần thưởng để khen ngợi chó ngay lập tức khi nó biết vâng lời. Tóm lại, có vô số các trường hợp để bạn huấn luyện chó. Bạn có thể thiết kế bất kỳ bài tập nào bạn thích miễn là quá trình rèn luyện được tiến hành theo trình tự và dần dần.

Phương pháp huấn luyện lệnh “Come” (Đến đây) hoặc “Touch” (Chạm vào chủ) trong các môi trường khác nhau

Trước tiên, bạn sẽ huấn luyện chó chạy về phía bạn trong một môi trường quen thuộc, an toàn, thoải mái và không bị xao lãng. Tuyệt đối không sử dụng vũ lực, trừng phạt, đe dọa hoặc ép buộc để thao túng một con chó. Sau đó, bạn có thể rút ngắn thời lượng, kéo dài khoảng cách và tăng cường các yếu tố gây mất tập trung ở từng môi trường trước khi kết hợp tất cả trong cùng một lúc. Sau đó, bạn hãy nâng dần độ khó của các bài tập và môi trường huấn luyện khi chó tỏ ra điêu luyện trong cả ba yếu tố thử thách.

Một điều cần phải lưu ý là kiểm soát hiệu quả phần thưởng cho chó. Hãy tưởng tượng bạn là chủ và chó là người làm thuê. Bạn sẽ không trả cho một nhân viên $1.000 chỉ để đánh máy một thư báo mà thay vào đó là hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn hơn. Trong bài tập này, chúng ta cần thay đổi số tiền trả cho chú chó của mình (tức là thực phẩm chất lượng cao) cho mỗi lần thực hiện hành vi.

Chủ nuôi cần phải biết phân cấp phần thưởng trước khi bắt đầu mọi bài tập huấn luyện vâng lời hoặc các buổi học khác. Nếu bạn không biết loại thức ăn nào khiến chó thích đến phát cuồng thì lúc này chính là thời điểm tuyệt vời để tìm hiểu. Nếu không hiểu rõ điều này thì khó lòng xác định được phần thưởng tương xứng với độ khó của bài huấn luyện.

Nếu bạn mang theo món ăn vặt không mấy mới mẻ và nhàm chán đến công viên chó kết hợp với hàng loạt các yếu tố gây xao lãng ở đây thì càng có ít cơ hội chó sẽ chạy đến khi nghe chủ gọi. Tuy nhiên, nếu bạn cho chúng những món ăn yêu thích mà bạn chỉ cung cấp vào những dịp rất đặc biệt thì chúng sẽ bỏ lại mọi thứ đang làm và nhanh chân chạy về phía bạn.

Nếu con chó không chú ý đến bạn hoặc không có phản ứng đáp trả thì tức là tốc độ huấn luyện của bạn quá nhanh và môi trường có quá nhiều yếu tố phân phối sự chú ý của chó. Tuy nhiên, trong những trường hợp như vậy, đừng sử dụng hình phạt hay những điều tương tự bởi vì bạn sẽ biến lệnh “Touch” thành lệnh “Come” như ban đầu và khiến chó có suy nghĩ tiêu cực về nó.

Phương pháp gắn kết và giao tiếp của chúng ta là nền tảng thiết lập mối quan hệ lành mạnh và vững vàng giữa chủ và vật nuôi. Chó cũng là một phần gia đình của chúng ta, giống như bất kỳ thành viên nào khác và chúng ta luôn yêu thương chúng sâu sắc, vô điều kiện. Nếu chủ nuôi hiểu được tâm lý của chó thì sẽ củng cố được sợi dây kết nối giữa người và vật, tạo nên những trải nghiệm tốt đẹp.