Nghiêng đầu, mất phương hướng ở chó

21695
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Bệnh tiền đình tự phát ở chó

Khi quan sát thấy một con chó thường xuyên nghiêng đầu, thì đó là một dấu hiệu cho thấy nó đang cảm thấy mất cân bằng. Các mô tả về mặt y khoa của tình trạng nghiêng đầu bao gồm nghiêng đầu sang một bên cơ thể, cách xa khỏi hướng thân và các chi của nó. Chó trông giống như đang cố ngăn mình không bị ngã, hoặc cố gắng giữ tư thế cân bằng.

Một nguyên nhân phổ biến của tình trạng nghiêng đầu ở chó là rối loạn hệ thống tiền đình, hệ thống cảm giác nằm ở tai trong có chức năng cung cấp thông tin cần thiết để giữ cơ thể ở tư thế đứng thẳng và di chuyển tự tin. Về bản chất, hệ thống tiền đình thông báo cho cơ thể biết vị trí của nó đối với mặt đất — nó đang đứng thẳng, lộn ngược, di chuyển, đứng yên, v.v.

Nghiêng đầu cũng có thể thỉnh thoảng xảy ra ở chó già, và có thể không cần điều trị y khoa, nhưng tốt nhất là nên kiểm tra tình trạng này xem đó có phải là một tình trạng bệnh tiềm ẩn nghiêm trọng không.

Triệu chứng và phân loại

  • Tư thế đầu bất thường
  • Đầu nghiêng sang một bên
  • Vấp ngã, mất phối hợp (mất điều hòa)
  • Thường xuyên vấp ngã
  • Chuyển động mắt thất thường, rõ ràng không có khả năng tập trung
  • Quay vòng (đi vòng tròn)
  • Buồn nôn, nôn mửa

Nguyên nhân

Mặc dù vẫn chưa rõ nguyên nhân cơ bản của bệnh tiền đình, nhưng các yếu tố dưới đây có thể góp phần gây ra tình trạng này:

  • Chấn thương tai
  • Bệnh não
  • Bệnh chuyển hóa
  • U tân sinh (phát triển mô bất thường)
  • Thiếu hụt dinh dưỡng (ví dụ: thiếu thiamine)
  • Ngộ độc (ví dụ: sử dụng kháng sinh độc hại trong tai)
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Viêm ống tai giữa và trong do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc các loại nhiễm trùng khác

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện, bao gồm xét nghiệm hóa học máu, xét nghiệm công thức máu đầy đủ, phân tích nước tiểu và xét nghiệm chất điện giải, và bạn sẽ cần phải cung cấp đầy đủ bệnh sử dẫn đến sự khởi phát các triệu chứng của chó. Kết quả xét nghiệm máu thường là bình thường, mặc dù có thể có những thay đổi tùy thuộc vào việc chó có đang mắc căn bệnh nào không, chẳng hạn như nhiễm trùng. Các xét nghiệm thêm sẽ được yêu cầu để chẩn đoán các bệnh toàn thân tiềm ẩn như các vấn đề về tuyến giáp và các nhiễm trùng.

Tình trạng dinh dưỡng sẽ được đánh giá, và bạn sẽ cần phải kể lại chi tiết chế độ ăn bình thường của chó, kết hợp với thực phẩm bổ sung hoặc thức ăn bổ sung mà bạn có thể cho chó ăn. Ví dụ, thiếu hụt thiamine cũng có thể là do ăn quá nhiều thịt và cá sống.

Để xác định xem có bị nhiễm trùng tai hay không, bác sĩ thú y sẽ kiểm tra kỹ lưỡng ống tai và sẽ lấy mẫu của chất hiện diện trong ống tai để xét nghiệm thêm. Công cụ chẩn đoán trực quan, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được yêu cầu để xác nhận bệnh tai giữa. Một xét nghiệm quan trọng khác được sử dụng để chẩn đoán bệnh này là phân tích dịch não tủy (CSF). (CSF là một chất lỏng trong suốt, loãng bao quanh và bảo vệ não và tủy sống.) Kết quả phân tích CSF rất hữu ích cho việc chẩn đoán viêm và/hoặc nhiễm trùng trong não. Sinh thiết xương cũng có thể được thực hiện, là một xét nghiệm nâng cao để xác nhận sự ảnh hưởng đến xương do khối u hoặc nhiễm trùng.

Điều trị

Trong trường hợp bệnh nặng, chó có thể cần nhập viện để điều trị và chăm sóc hỗ trợ. Cần điều trị thay thế dịch ở những chó bệnh bị thiếu dịch do thường xuyên nôn mửa. Những chó bệnh này không cần một chế độ ăn uống đặc biệt, ngoại trừ những trường hợp thiếu dinh dưỡng. Ví dụ, thực phẩm bổ sung thiamine thường được yêu cầu ở những chó bệnh bị nghiêng đầu do thiếu hụt thiamine.

Trong một số trường hợp, cần phải phẫu thuật để điều trị bệnh lý có sẵn. Nếu bị nhiễm trùng tai, bác sĩ thú y sẽ kê loại thuốc kháng sinh phổ rộng có thể xâm nhập và tiêu diệt nhiễm trùng ở não và tai giữa.

Chăm sóc

Tiên lượng sẽ rất đa dạng tùy thuộc vào bệnh lý có sẵn. Nếu tình trạng nghiêng đầu xảy ra do có liên quan đến tai, cơ hội phục hồi hoàn toàn là khá cao. Trong một số trường hợp, tình trạng nghiêng đầu có thể kéo dài. Bạn sẽ đưa chó đến bác sĩ thú y để khám theo dõi thường xuyên. Tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn điều trị và cho chó dùng thuốc đúng liều lượng và thời gian. Cho thú cưng dùng thuốc không đúng cách là một trong những tai nạn có thể phòng tránh nhất đối với thú cưng. Ngoài ra, không sử dụng bất kỳ loại thuốc riêng nào, hoặc những loại thuốc nào chưa được bác sĩ thú y đồng ý, đặc biệt là ở tai, vì nó có thể làm phức tạp thêm các triệu chứng.