Thiếu máu trao đổi chất ở chó

2992
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Chứng thiếu máu (dạng thiếu máu hồng cầu) trao đổi chất ở chó

Thiếu máu trao đổi chất xảy ra là hệ quả của bất kỳ bệnh nào liên quan đến thận, gan hoặc lá lách mà hình dạng của hồng cầu bị biến đổi. Thông thường, các tế bào hồng cầu ở chó có hình đĩa lõm hai mặt, nhưng khi chó mắc chứng thiếu máu trao đổi chất, hình dạng này mất đi và biến thành hình thoi dài, cùng với xuất hiện các gai nhỏ trên bề mặt hồng cầu. Những bất thường này khiến cho tế bào hồng cầu không hoạt động, nếu không được điều trị, dẫn đến chứng thiếu máu trao đổi chất ở chó.

Các triệu chứng

Không có triệu chứng cụ thể liên quan đến thiếu máu trao đổi chất ở chó. Tuy nhiên, khi xuất hiện các triệu chứng liên quan đến bệnh thận, gan hoặc lá lách cũng có thể coi như triệu chứng của bệnh thiếu máu trao đổi chất.

Nguyên nhân

  • Khi mắc bất kỳ bệnh nào về gan, thận, lá lách
  • Ung thư ác tính (Hemangiosarcoma) của gan thường được xem là nguyên nhân phổ biến

Chẩn đoán

Bạn cần cung cấp đầy đủ tiểu sử tình hình sức khoẻ bệnh của chó của bạn và các khả năng sự cố dẫn đến xuất hiện triệu chứng bệnh. Bác sĩ thú y sẽ tiến hành kiểm tra sức khoẻ thể chất toàn diện, bao gồm cả các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm máu hoàn chỉnh, tính lượng máu trong cơ thể, hồ sơ sinh hoá, phân tích nước tiểu sẽ được thực hiện. Kết quả của tất cả các xét nghiệm này sẽ cung cấp những thông tin giá trị để chẩn đoán bệnh, đồng thời cung cấp những chỉ số quan trọng để chẩn đoán bệnh tiềm ẩn của thận, gan hoặc lá lách – những bệnh dẫn đến tình trạng thiếu máu trao đổi chất. Việc chụp x-quang và siêu âm sẽ giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc đánh giá cấu trúc gan, thận, lá lách.

Điều trị

Không có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh thiếu máu trao đổi chất. Một khi đã chẩn đoán được bệnh, bác sĩ thú y sẽ đưa ra những phương pháp hợp lý tuỳ tình trạng. Điều trị bệnh khi mới có các trạng thái tiềm ẩn sẽ giải quyết được các biến đổi bất thường.

Chăm sóc

Bạn cần đưa thú cưng của bạn quay gặp bác sĩ thú y để kiểm tra tiến độ điều trị. Mỗi lần tái khám, một số xét nghiệm có thể cần được lặp lại để theo dõi tình trạng bệnh hiện thời và mức độ cải thiện của chú chó của bạn. Lưu ý thực hiện đúng theo các hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc, chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc quản lý thú cưng của bạn trong thời gian phục hồi.