Mong đợi những gì ở một con chó lớn tuổi

3531
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Dấu hiệu thường thấy ở chó lớn tuổi

Tất cả các chú chó đều già đi. Và cũng giống như chúng ta, tuổi của những giống chó khác nhau với kích cỡ không giống nhau sẽ khác nhau. Ví dụ, những con chó khổng lồ như Great Danes thường được coi là lớn tuổi khi khoảng 5-6 tuổi, trong khi một con chó giống nhỏ hơn như Chihuahua có lẽ chỉ bước vào giai đoạn lớn tuổi khi khoảng từ 10-11 tuổi. Hãy chú ý đến các dấu hiệu, vấn đề liên quan đến lão hóa và thường xuyên gặp bác sĩ thú y (nhiều bác sĩ khuyên nên đưa chó lớn tuổi đi khám bệnh hai lần một năm) để có những biện pháp chữa trị kịp thời trong thời gian cuối đời của chúng.

1. Mất thị giác và các bệnh về mắt khác

Nếu chó của bạn bắt đầu có dấu hiệu va vào mọi thứ, ngã mất kiểm soát hoặc khó chịu mắt (đỏ mắt, u buồn, …) thì có lẽ chúng đang dần mất thị lực hoặc rối loạn mắt. Giảm thị lực là một dấu hiệu của quá trình lão hóa bình thường ở chó. Tuy nhiên, có một số điều bạn có thể làm để giúp chúng kiểm soát bệnh tình. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để biết cách đối phó với chó bị mất thị lực và loại trừ các bệnh về mắt có thể trị được như đục thủy tinh thể, hội chứng khô mắt hoặc viêm kết mạc.

2. Tiểu nhiều lần và tiểu khó

Đi tiểu nhiều lần hoặc tiểu khó có thể là dấu hiệu của bệnh thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh này phổ biến hơn ở những chú chó có độ tuổi từ trung niên trở lên. May mắn thay, tiểu không tự chủ và tiểu khó có thể được giảm nhẹ bằng thuốc hoặc thay đổi chế độ dinh dưỡng. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y nếu bạn nghi ngờ có vấn đề xảy ra với vật nuôi nhà mình.

3. Hơi thở hôi, nướu chảy máu và các vấn đề về răng miệng khác

Nếu bạn không thường xuyên đánh răng hoặc đưa chó đến phòng khám để làm sạch chuyên nghiệp thì có thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh răng miệng (hơi thở hôi, chảy nước dãi quá nhiều, viêm nướu và răng lung lay). Vệ sinh răng miệng là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, đừng trì hoãn quá lâu. Bạn nên đến bác sĩ thú y để tìm hiểu cách giải quyết các vấn đề và ngăn ngừa trong tương lai. Nhờ đó, chó của bạn sẽ có nụ cười ngọc ngà và những nụ hôn sạch sẽ.

4. U, bướu và các vấn đề về da khác

Chó có thể mắc phải các bệnh về da và lông ở mọi lứa tuổi, nhưng dễ bị tổn thương hơn khi già đi. Khi đó sẽ xuất hiện các biểu hiện như phát ban, tổn thương, sưng, u, da khô hoặc rụng lông. May mắn thay, bác sĩ thú y có thể xoa dịu các triệu chứng (chẳng hạn như thay đổi chế độ ăn uống) hoặc thậm chí chữa khỏi nguyên nhân cơ bản của bệnh.

5. Tăng/Giảm cân

Một số con chó lớn tuổi gặp khó khăn trong việc duy trì cân nặng và có thể cần chế độ ăn có hàm lượng calo cao hơn hoặc ngon miệng hơn, trong khi những con chó khác có xu hướng tăng cân và có thể cần chế độ ăn dành riêng cho chó ít hoạt động. Không thừa cân nhưng cũng không thiếu cân là lý tưởng cho chó của bạn. Ví dụ, chó thừa cân và béo phì có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn như bệnh tiểu đường, bệnh tim, thậm chí là bệnh ung thư. Hãy trao đổi với bác sĩ thú y khi thấy cần thay đổi chế độ dinh dưỡng cho chó trưởng thành sang chế độ cho chó lớn tuổi và nhờ tư vấn lợi ích của chế độ ăn trị liệu, giúp kiểm soát tốt các bệnh thường gặp ở chó lớn tuổi. Ngoài ra, hãy cùng bác sĩ thú y lập thói quen thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi của chó nhà bạn. Kế hoạch ăn kiêng và tập thể dục thích hợp có thể rất quan trọng, giúp trì hoãn các dấu hiệu lão hóa và tăng tuổi thọ cho chó.

6. Di chuyển khó khăn

Bạn có thể cảm thấy khó chịu khi phải chứng kiến con chó từng rất năng động của mình giờ đây chỉ đi lại quanh nhà thôi cũng khó khăn và không thể chơi đùa như trước. Khi về già, chó thường mắc các bệnh như viêm khớp và chứng loạn sản xương khuỷu. Hãy tham khảo bác sĩ thú y để thay đổi chế độ dinh dưỡng (như bổ sung chất chống oxy hóa và axit béo omega-3) và cho chúng đứng bằng hai chân sau hoặc làm quen với giường chỉnh hình để bệnh thuyên giảm dần.

7. Hành vi và trí nhớ

Những thay đổi hành vi của chó là dấu hiệu thường thấy của quá trình lão hóa hoặc là triệu chứng của bệnh mất trí ở chó (Hội chứng rối loạn chức năng nhận thức). Do đó, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y nếu có dấu hiệu rối loạn, mất phương hướng, mất trí nhớ, khó chịu, di chuyển bất thường hoặc thay đổi tính cách.