Mất kiểm soát ruột ở chó

23471
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Chứng mất chủ động đại tiện

Về mặt y học, tình trạng này được gọi là chứng mất chủ động đại tiện, mất khả năng kiểm soát hoạt động của ruột gây khổ sở cho cả thú cưng và chủ sở hữu. Nguyên nhân điển hình cho tình trạng này bao gồm chấn thương cột sống hoặc đuôi, bệnh tuyến hậu môn và/hoặc rối loạn đường ruột.

Các triệu chứng và phân loại

  • Rê mông trên sàn nhà – có thể chỉ ra chó đang có vấn đề liên quan đến các túi / tuyến hậu môn
  • Đi vệ sinh ở những khu vực không thường thấy (ví dụ: bên trong nhà)
  • Bụng phình ra
  • Khó chịu hoặc nhạy cảm khi chạm vào đuôi, không thường xuyên vẫy đuôi

Nguyên nhân

Có một loạt các nguyên nhân có thể dẫn đến điều này:

  • Bệnh đã làm giảm khả năng hoạt động và tuân thủ của trực tràng
  • Cơ vòng bên ngoài hậu môn có thể đã bị phá vỡ hoặc dây thần kinh bị mất chức năng hoặc bị phá huỷ
  • Tổn thương thần kinh, bệnh tuỷ sống hoặc rối loạn thần kinh vô hiệu hoá khả năng của cơ vòng.
  • Nhiễm trùng hoặc áp xe các túi hậu môn
  • Tổn thương cơ – phản xạ cơ hậu môn mất đi hoặc suy yếu
  • Ký sinh trùng – giun đường ruột
  • Chế độ ăn uống hoặc thuốc
  • Chứng rò hậu môn

Tình trạng này dường như ảnh hưởng đến động vật nhiều năm tuổi hơn là so với động vật còn non. Hãy nhớ rằng bất kỳ bệnh nào về đường tiêu hoá cũng có thể làm tăng sự thôi thúc đi vệ sinh và không nhất thiết phải là dấu hiệu của việc không kiểm soát được phân. Bệnh đường tiêu hoá thường gây giảm cân, nôn mửa, co thắt màng niệu sinh dục và mong muốn đi đại tiện hoặc tiểu tiện.

Chẩn đoán

Bạn cần cung cấp cho bác sĩ lịch sử toàn diện vè sức khoẻ chó của bạn, bao gồm lịch sử nền tảng của các triệu chứng, và các sự cố có thể dẫn đến tình trạng này. Nếu bạn có cảm giác hoặc đầu mối về những vấn đề xảy ra có thể gây nên sự mất kiểm soát của chó, hãy chia sẻ điều này với bác sĩ thú y. Nó có thể giúp bác sĩ xác định được hướng tìm kiếm các điều kiện cơ bản gây ra triệu chứng, giúp chó của bạn có thể được điều trị hiệu quả.

Là một phần của một cuộc kiểm tra thể chất bình thường, bác sĩ sẽ kiểm tra sinh lý con chó của bạn kỹ lưỡng, chú ý đến các cơ của hậu môn và cơ vòng. Một hồ sơ máu hoàn chỉnh sẽ được tiến hành, bao gồm xét nghiệm hoá học máu, xét nghiệm tổng lượng máu hoàn chỉnh, phân tích nước tiểu và phân tích mẫu phân. Nếu có nhiễm trùng hoặc ký sinh trùng, rất có thể sẽ được tìm ra thông qua một trong các phương pháp chẩn đoán này.

Thông tin về bất kỳ tình trạng nào thể hiện việc thiếu sức khoẻ đều có thể giúp bác sĩ thú y xác định nguyên nhân của việc không tự chủ hành vi. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc làm thế nào để có thể chữa trị và đào tạo lại hành vi cho chó của bạn sau này.

Điều trị

  • Nếu có thể, bác sĩ thú y của bạn sẽ xác định nguyên nhân cơ bản; việc mất kiểm soát phân có thể giải quyết nếu nguyên nhân cơ bản có thể được điều trị thành công
  • Thử thay đổi chế độ ăn uống. Cho chó ăn thức ăn có dư lượng thấp hoặc các loại thực phẩm như phô mai, cơm hoặc đậu phụ. Cho chó ăn theo lịch ổn định.
  • Để giảm thể tích phân trong ruột kết, bạn có thể cho chó truyền nước ấm enemas.
  • Nếu không thể chữa trị, bạn có thể thả cho con chó sống bên ngoài. Đây có thể là một giải pháp tốt hơn là giết một con vật khỏe mạnh.
  • Một số con chó có bất thường ở trực tràng có thể được chữa trị bằng phương pháp phẫu thuật.
  • Đối với những con chó khó khăn trong đại tiện ở đoạn cuối hậu môn, bạn có thể gây ra đại tiện bằng cách véo đuôi hoặc tác động xương chậu.
  • Hoặc bạn có thể thử áp khăn ấm lên hậu môn để cố gắng kích thích đại tiện ở động vật có trạng thái tê liệt vùng hậu môn.
  • Dựa trên hành vi của chó, phương pháp đào tạo lại vật nuôi có thể được áp dụng, trong môi trường ít áp lực, hỗn độn, khi đó thú cưng của bạn có thể cảm thấy an toàn và không bị đe doạ.

Sử dụng thuốc

Lựa chọn thuốc sẽ tuỳ thuộc vào nguyên nhân của việc không kiểm soát. Ví dụ, thuốc kích thích làm tăng sự co thắt của xương chậu và làm chậm quá trình tạo phân. Điều này cũng sẽ làm tăng lượng nước hấp thụ trong phân. Các tác nhân chống viêm đôi khi có lợi cho con vật bị bệnh do nguyên nhân viêm ruột.

Không nên sử dụng các loại thuốc kích thích nếu nghi ngờ gây nhiễm trùng hoặc độc hại, và cũng không nên sử dụng thuốc kích thích cho những con vật bị bệnh hô hấp. Nếu con vật có bệnh gan, các loại thuốc này nên được sử dụng thận trọng. Việc sử dụng thuốc phiện ở chó không được khuyến khích, và các loại thuốc này đôi khi có thể gây táo bón hay đầy hơi.

Chăm sóc

Bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ thú y nếu con chó của bạn đã được chẩn đoán mắc chứng mất kiểm soát phân. Ví dụ, nếu nguyên nhân xác định là thần kinh, bác sĩ thú y sẽ cần kiểm tra con chó của bạn thường xuyên. Các loại công cụ phóng xạ khác nhau có thể được sử dụng để đánh giá sự tiến bộ. Bạn cần kiên nhẫn, vì có thể cần mất một thời gian bác sĩ thú y mới có thể đưa ra phương pháp điều trị hợp lý cho chó của bạn.