Kiểm soát bọ chét và ve ở mèo

2904
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Bọ ve là sinh vật ký sinh bám vào da chó, mèo và các động vật có vú khác. Những ký sinh trùng này hút máu của vật chủ và có thể gây chứng nhiễm độc hoặc mẫn cảm, và trong vài trường hợp là chứng thiếu máu xuất huyết. Bọ ve cũng có thể lây truyền bệnh do vi khuẩn hoặc virus. Da, hệ bạch huyết và hệ miễn dịch, và hệ thần kinh, có thể bị ảnh hưởng tiêu cực nếu không được điều trị. Bọ ve phát triển qua bốn giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và con trưởng thành.

Triệu chứng

Bọ ve có thể được thấy rõ trên cơ thể mèo, đặc biệt khi chúng (bọ ve) phát triển. Bọ ve có tấm chắn lưng cứng và bạn có thể nhận thấy những nốt sần nhỏ đó khi sờ nắn da (khám tay), hoặc khi vuốt ve thú thường xuyên. Các triệu chứng khác cũng có thể xuất hiện nếu bệnh truyền do bọ ve phát triển.

Nguyên nhân

Bọ ve bị thu hút bởi hơi ấm, khí cacbonic trên da và các mùi liên quan khác mà vật chủ tỏa ra. Mèo mắc phải bọ ve khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường có bọ (ví dụ: khu vực cỏ cao, rừng).

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ khám da mèo để tìm bọ chét hoặc ve kí sinh trong các lỗ, và thực hiện các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để xem xét các bệnh do máu hoặc các bệnh liên quan đến bọ ve khác có thể phát triển trong máu.

Chữa trị

Mèo có thể được điều trị ngoại trú để loại bỏ bọ ve và thực hiện ngay khi quan sát thấy chúng trên cơ thể mèo.

Sinh hoạt và kiểm soát

Vệ sinh da mèo kỹ lưỡng để ngăn ngừa viêm cục bộ và nhiễm trùng thứ cấp.

Phòng tránh

Để tránh tiếp xúc với bọ ve, hãy tránh các môi trường có thể chứa bọ ve, chẳng hạn như các khu rừng. Sân bãi được chăm sóc ít khả năng chứa ve hơn. Bọ ve không nhảy, do đó, nó phụ thuộc vào cỏ dài, cây bụi, vv, để bám vào động vật đi qua.

Mèo thả rông có nguy cơ cao nhất và cần được kiểm tra thường xuyên để phòng tránh tiếp xúc lâu dài với bọ ve. Bọ ve càng tiếp xúc lâu với mèo thì nguy cơ truyền bệnh càng cao.