Hẹp van động mạch chủ ở chó

4100
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Hẹp van động mạch chủ ở chó

Hẹp van động mạch chủ là chỉ tình trạng van động mạch chủ ở chó bị hẹp, đây là van kiểm soát dòng máu chảy từ tâm thất trái (một trong bốn buồng của tim) ra động mạch chủ. Sự tắc nghẽn này gây ra áp lực lên tim, dẫn đến các tế bào cơ tim phải tăng kích cỡ lên để có thể duy trì dòng chảy bình thường của máu và làm thành tim dày lên.

Hẹp van động mạch chủ là bệnh bẩm sinh ( sinh ra đã có khiếm khuyết), thường thấy ở những giống lớn như Newfoundland, chó săn cừu Đức, golden retriever, rottweiler( chó rotti) và boxer( chó võ sĩ). Đây cũng là loại khiếm khuyết tim bẩm sinh phổ biến thứ hai ở loài chó.

Triệu chứng

Có ba loại hẹp van động mạch chủ: xảy ra tại van, xảy ra dưới van và xảy ra trên van. Khiếm khuyết này chủ yếu phát triển trong vài tuần đến vài tháng đầu đời của chú chó; tuy nhiên, triệu chứng có thể xuất hiện ở bất kể tuổi nào, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tắc nghẽn. Một vài triệu chứng phổ biến bao gồm

  • Suy tim xung huyết
  • Bất ngờ mất ý thức(ngất xỉu)
  • Thở khó khăn (khó thở)
  • Thở nhanh (thở nhanh)
  • Phổi phát ra âm thanh bất thường

Nguyên nhân

Phần lớn trường hợp là bẩm sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp phát triển tình trạng tắc nghẽn động mạch chủ là do viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Chẩn đoán

Bạn cần phải cung cấp bệnh sử chi tiết về tình trạng sức khỏe chú chó của bạn cho bác sỹ thú y, bao gồm các triệu chứng khởi phát và các triệu chứng mang tính bản chất. Bác sỹ thú y sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát, thường sẽ phát hiện ra những âm thanh bất thường ở tim ( tiếng thổi tim ), một biểu hiện của việc chức năng van tim bất thường. Tuy nhiên, tiếng thổi tim không phải luôn là biểu hiện của việc chó bị mắc bệnh, đặc biệt là với những con chó nhỏ, bởi chúng có thể xuất hiện tình trạng này là do bị đau, sốt hoặc là phấn khích. Bác sỹ thú y sẽ liên kết và đối chiếu những kết quả tìm được với những triệu chứng khác nhằm xác định liệu tình trạng tiếng thổi tim có phải là bất thường hay không.

Bác sỹ thú y cũng tiến hành làm vài xét nghiệm khác như xét nghiệm công thức máu tổng quát, xét nghiệm sinh hóa máu, và phân tích nước tiểu, mặc dù những kết quả của những xét nghiệm này thường cho ra chỉ số bình thường. Chụp X quang ngực, có thể cho thấy tình trạng tim phồng to, đặc biệt là bên trái của tim. Và với những con chó mắc chứng suy tim xung huyết, có thể tìm thấy các triệu chứng bất thường ở phổi.

Để có thể đánh giá chi tiết hơn về tim và các cấu trúc liên quan, bác sỹ thú y có thể sử dụng cả biện pháp siêu âm tim, biện pháp này có thể cho thấy thành tâm thất trái và van động mạch chủ dày lên. Ở một số trường hợp, siêu âm tim có thể cho thấy tình trạng giãn nở động mạch chủ do bị hẹp, kết quả dẫn đến dòng chảy của máu bị bất thường.

Để xác định áp lực dòng chảy của máu, những xét nghiệm/ thủ thuật y khoa chuyên sâu khác sẽ được tiến hành như thủ thuật thông tim. Đó là đặt ống thông vào buồng tim hoặc mạch máu.

Điều trị

Phương án điều trị và kiểm soát căn bệnh vẫn còn gây tranh cãi và các biện pháp khác nhau được các chuyên gia khác nhau đưa ra. Tuy nhiên, phần lớn đồng ý với mục đích của biện pháp điều trị là điều trị các biến chứng liên quan đến khiếm khuyết này. Để có thể “ cứu chữa “ được, thì phẫu thuật mở tim bắt buộc phải thực hiện nhằm mục đích sửa hoặc thay van. Tuy nhiên, tiên lượng hồi phục đối với những chú chó trải qua phẫu thuật này không được tốt, và do vậy thường nó sẽ không được phẫu thuật.

Thủ thuật thông tim cũng có thể được sử dụng nhằm làm mở rộng mạch máu bị hẹp nhưng thủ thuật này không cho thấy ưu điểm cứu sống những chú chó mắc bệnh nặng.

Thông thường, thuốc kháng sinh phổ rộng thường được kê cho những chú chó mắc bệnh hẹp van động mạch chủ bởi tình trạng hẹp van động mạch chủ này có thể làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng do vi khuẩn ở trong tim.

Chăm sóc

Mục tiêu tổng quan chính là làm giảm tối thiểu các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Các hoạt động thể chất nên bị hạn chế nhằm ngăn ngừa biến chứng ( đôi khi có thể dẫn đến tử vong) do hoạt động quá sức. Chế độ ăn ít natri cũng được khuyến cáo áp dụng cho những chú chó mắc bệnh suy tim xung huyết.

Những chú chó mắc khiếm khuyết này không nên cho sinh sản hoặc nên được triệt sản. Bạn cần phải để ý đến chú chó của mình xem liệu có xuất hiện các biểu hiện bất thường nào không và báo ngay cho bác sỹ thú y nếu có. Những chú chó có tình trạng bệnh không nặng có thể sống” bình thường” mà không cần bất kỳ biện pháp chữa trị nào. Tuy nhiên, những con bị bệnh nặng thường có tiên lượng xấu về hồi phục, thậm chí cả với biện pháp điều trị. Nói chung, cho dù chú chó của bạn bị mắc khiếm khuyết này ở mức độ nào đi chăng nữa, thì bác sỹ thú y cũng khuyến cáo bạn không nên cho chúng sinh sản.