Cơn đau vùng bụng ở chó

3008
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Viêm phúc mạc ở chó

Viêm phúc mạc thường liên quan với những cơn đau cấp tính do tình trạng viêm bất thường của các mô thuộc vùng bụng, hoặc phúc mạc, do vậy tình trạng bệnh lý này được đặt tên là viêm phúc mạc. Tình trạng này là nguyên nhân làm cho dịch đi vào khoang phúc mạc, dẫn đên mất nước và mất cân bằng điện giải nghiêm trọng. Viêm phúc mạc có thể có nguyên nhân là do mắc bệnh truyền nhiễm như cúm dạ dày hoặc nguyên nhân không do mắc bệnh truyền nhiễm như thoát vị.

Trong khi những con chó ít tuổi có xu hướng mắc những cơn đau cấp tính do mắc bệnh truyền nhiễm và bị chấn thương thì những con chó nhiều tuổi lại thường gặp vấn đề này do bị ung thư ác tính. Điều quan trọng là phải xác định được nguyên nhân nền của cơn đau cấp tính vùng bụng, bởi bác sỹ thú y sẽ có thể phải tiến hành phẫu thuật khẩn cấp nhằm giải quyết vấn đề này.

Triệu chứng

  • Mệt mỏi, ngủ lịm
  • Run rẩy
  • Khóc (chảy nước mắt), rên rỉ
  • Có hành vi bất thường (ví dụ: có thể gập người lại để “bảo vệ” phần dạ dày hoặc gập nghiêng thẳng về phía trước với phần lưng ở trên cao nhằm làm giảm đau)
  • Thở nặng
  • Sưng vùng bụng (có thể sờ thấy nổi cục cứng)
  • Tiêu chảy, có thể phân đen (đại tiện máu đen)
  • Có thể xuất hiện nôn ói nếu tình trạng bệnh liên quan đến dạ dày và ruột

Nguyên nhân

Nguyên nhân do mắc bệnh truyền nhiễm

  • Có những lỗ thủng ở lớp lót niêm mạc dạ dày
  • Vi-rút trong dạ dày hoặc đường ruột
  • Vi-rút viêm phúc mạc
  • Viêm ruột do vi-rút (cúm dạ dày)
  • Ký sinh trùng ở dạ dày hoặc ruột
  • Nhiễm khuẩn tử cung
  • Áp xe gan, lá lách và tuyến tụy

Nguyên nhân không do mắc bệnh truyền nhiễm

  • Các khối u
  • Ung thư
  • Nhiễm độc
  • Dị tật bẩm sinh
  • Chấn thương trong bụng, có thể liên quan đến việc các cơ quan bên trong thoát ra nằm ở vị trí khác (thoát vị)
  • Sa niệu quản (ống dẫn nước tiểu), bàng quang hoặc cổ tử cung mang thai
  • Sa ruột bẩm sinh dẫn đến các cơ quan bên trong bị nén lại
  • Tắc niệu đạo hoặc niệu quản
  • Suy thận hoặc tắc túi mật (ví dụ: lắng sỏi)
  • Xoắn dạ dày chướng hơi

Chẩn đoán

Bác sỹ thú y sẽ cần bệnh sử chi tiết ngay từ ban đầu để nhận dạng nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng cấp tính ở chú chó của bạn. Bệnh sử bạn cung cấp có thể sẽ giúp đưa ra những thông tin cơ quan nào bên trong cơ thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đau bất thường. Bác sỹ thú y sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện để xem liệu cơn đau có thực sự ở bụng và không phải là ở thận hoặc lưng hay không. Nếu chú chó của bạn bị sưng vùng bụng, bác sỹ thú y sẽ tiến hành dùng kim chọc hút dịch từ ổ bụng để mang đi phân tích.

Bảng phân tích máu tổng quát sẽ được đưa ra, bao gồm phân tích thành phần hóa học máu, xét nghiệm công thức máu tổng quát, xét nghiệm chất điện giải và phân tích nước tiểu. Bác sỹ thú y cũng có thể sử dụng ống tiêm để lấy nước tiểu mang đi xét nghiệm.

Bác sỹ thú y sẽ sử dụng biện pháp chẩn đoán trực quan nhằm kiểm tra bên trong ổ bụng. Chụp X-quang và siêu âm được áp dụng nhằm xác định vị trí của những xáo trộn bên trong ổ bụng. Nếu chú chó của bạn còn ít tuổi (vẫn còn là chó nhỏ) thì có thể nó sẽ được xét nghiệm máu nhằm xác định xem có mắc virut parvo không.

Điều trị

Liệu trình điều trị sẽ phụ thuộc vào chẩn đoán được đưa ra. Tuy nhiên, thường cần thiết phải tiến hành phẫu thuật. Con vật thường bắt buộc phải được truyền dịch tĩnh mạch bởi tình trạng đau cấp tính hay dẫn đến mất nước và tình trạng này sẽ nhanh chóng trở thành mối nguy hại đe dọa đến tính mạng của nó. Thuốc điều trị cơn đau có thể cũng sẽ được bác sỹ kê đơn nhằm làm giảm đau cho chú chó của bạn.

Thuốc có thể được sử dụng nhằm làm giảm axit trong dạ dày và tạo thành lớp phủ trong dạ dày, điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tương tự như vậy, nếu xác định được bệnh thì bác sỹ thú y cũng có thể sẽ kê thuốc nhằm ngăn chặn nôn ói và thuốc kháng sinh để ức chế nhiễm trùng do vi khuẩn.

Chăm sóc

Cơn đau cấp tính vùng bụng nói chung là một dấu hiệu của tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, đòi hỏi phải được chăm sóc đặc biệt dưới sự kiểm soát của bác sỹ thú y. Thông thường con vật sẽ cần vài ngày được chăm sóc đặc biệt; trong vài trường hợp, nó cần được chăm sóc ở phòng chăm sóc đặc biệt trong thời gian dài.

Sau khi mang chú chó về nhà, bạn cần phải cho nó uống thuốc theo đúng liều lượng và thời gian như hướng dẫn của bác sỹ thú y, thậm chí là sau khi các triệu chứng đã hết và chú chó có biểu hiện hoàn toàn bình phục. Quan sát cẩn thận xem có bất kỳ thay đổi gì không. Nếu bạn thấy tình trạng sưng, mủ hoặc nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy gọi ngay cho bác sỹ thú y bởi tình trạng xuất hiện đó có thể nhanh chóng trở thành mối nguy hại đe dọa tính mạng chú chó của bạn.

Bạn cần phải mang chú chó của mình đi tái khám nhằm bảo đảm rằng tình trạng bệnh đã được cải thiện.