Bệnh về hốc mắt ở mèo

16392
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Lồi mắt, lõm mắt, và lác mắt

Lồi mắt, lõm mắt, và lác mắt là tất cả các bệnh làm cho nhãn cầu của mèo nằm ở vị trí bất thường. Với lồi mắt, nhãn cầu của mèo nhô ra, hoặc phình ra khỏi hốc mắt. Đó có thể là do có một khối chiếm không gian phía sau nhãn cầu. Lõm mắt làm cho nhãn cầu thụt vào, hoặc hõm sâu vào hộp sọ. Đó có thể là do có một khối ở phía trước mắt, hoặc bởi vì chính nhãn cầu đã giảm thể tích, trở nên nhỏ hơn về kích thước. Lác mắt là khi mắt có biểu hiện nhìn ra một góc khác, không thể tập trung theo cùng hướng với mắt kia. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt. Nó còn được gọi là lé mắt. Lác mắt là do sự mất cân bằng của trương lực cơ hốc mắt (ngoài mắt), hoặc có thể do thứ gì đó làm giảm tính di động của các cơ xung quanh mắt.

Tình trạng hoặc bệnh này có thể ảnh hưởng đến cả chó và mèo. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của bệnh này đến chó, vui lòng ghé thăm trang này.

Triệu chứng và phân loại

Các dấu hiệu của từng bệnh như sau:

    1. Lồi mắt:
    Sốt
    ○ Khó chịu toàn thân
    ○ Mí mắt bị sưng
    ○ “Bệnh mộng mắt
    ○ Mất thị lực
    ○ Các túi mủ bên trong hoặc xung quanh mắt (áp xe hốc mắt)
    ○ Dịch từ mắt: nước mắt (huyết thanh) hoặc chất nhầy kèm theo mủ (nhầy mủ)
    ○ Hở mi (không thể đóng mí mắt hoàn toàn)
    ○ Viêm ở giác mạc (lớp phủ trong suốt của mắt) hoặc mô xung quanh
    ○ Đau khi mở miệng
    2. Lõm mắt
    Quặm mi
    ○ “Bệnh mộng mắt
    ○ Hao mòn cơ xung quanh mắt (teo cơ hốc mắt)
    3. Lác mắt:
    ○ Một hoặc cả hai mắt bị lệch khỏi vị trí bình thường
    ○ Giảm chức năng của các cơ xung quanh mắt

Nguyên nhân

Lồi mắt thường là do có một khối chiếm không gian phía sau nhãn cầu. Ngược lại, một khối nằm trước mắt có thể gây ra lõm mắt; bệnh này phổ biến ở các giống mèo có đầu dài và hẹp. Lác mắt, thường do sự mất cân bằng của trương lực cơ hốc mắt (ngoài mắt). Mèo Xiêm có nguy cơ cao bị bệnh này

Một số yếu tố khác có thể dẫn đến các bệnh về mắt này bao gồm:

1. Lồi mắt:
○ Chảy máu trong mắt
○ Các túi mủ bên trong mắt
○ Mô mắt bị viêm (do vi khuẩn hoặc nấm)
○ Viêm hoặc sưng túi dịch nhầy trong xương bao quanh hốc mắt (không được tìm thấy ở mèo)
○ Viêm cơ xung quanh mắt
○ Rò động tĩnh mạch (khi động mạch nối với tĩnh mạch, và một đoạn mới, bất thường được hình thành); điều này hiếm khi xảy ra
2. Lõm mắt
○ Ung thư
○ Mất nước (tình trạng này ảnh hưởng đến hàm lượng nước trong nhãn cầu)
○ Rủ mí mắt
○ Đồng tử co nhỏ
○ Nhãn cầu xẹp
○ Thể tích nhãn cầu giảm (tức là, nhãn cầu bị thu hẹp và thường không hoạt động)
○ Hội chứng Horner (thiếu sự phân bố thần kinh đến mắt và/hoặc cung cấp thiếu dây thần kinh)
3. Lác mắt:
○ Di truyền
○ Hạn chế sự di động của cơ mắt do mô sẹo (thường là do chấn thương hoặc tình trạng viêm trước đó)
○ Sự bắt chéo bất thường của các sợi thị giác trong hệ thần kinh trung ương

Chẩn đoán

Bạn sẽ cần phải cung cấp bệnh sử đầy đủ của mèo, sự khởi phát các triệu chứng và các sự việc có thể dẫn đến tình trạng này. Bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám sức khỏe toàn diện, kiểm tra nhãn cầu, xương và cơ xung quanh, và kiểm tra miệng của thú cưng xem có bất kỳ bất thường nào không. Hình ảnh X quang của hộp sọ sẽ giúp xác định vị trí chính xác của những sự phát triển, túi dịch, hoặc bất thường trong cơ hoặc xương có thể góp phần vào vị trí bất thường của nhãn cầu. Bác sĩ thú y cũng có thể muốn thực hiện các xét nghiệm máu cơ bản, bao gồm xét nghiệm hóa học máu, công thức máu, phân tích nước tiểu, và xét nghiệm chất điện giải, để đảm bảo không liên quan đến căn bệnh toàn thân tiềm ẩn nào.

Điều trị

  • Nhãn cầu ra ngoài hốc mắt
    ○ Mèo thường sẽ bị mù vĩnh viễn
    ○ Phẫu thuật: biến chứng có thể có là mắt khô quá mức (viêm kết giác mạc khô)
  • Áp xe hoặc viêm nhãn cầu
    ○ Phẫu thuật dẫn lưu áp xe
    ○ Thu thập các mẫu để nuôi cấy vi khuẩn và kiểm tra bằng kính hiển vi
    ○ Chườm nóng
  • Ung thư mắt
    ○ Thường bắt đầu ở mắt và lây lan
    ○ Phẫu thuật sớm, loại bỏ khối u ác tính, hoặc toàn bộ nhãn cầu
    ○ Nếu phù hợp, hóa trị hoặc xạ trị sẽ được áp dụng
    ○ Nếu không được hóa trị hoặc xạ trị, sự sống sẽ kéo dài trong vài tuần đến vài tháng nếu đó là ung thư ác tính di căn (ung thư lan rộng); sự chăm sóc cuối đời hoặc an tử có thể là sự trông cậy duy nhất
    ○ Có thể sẽ cần được bác sĩ thú y chuyên về ung thư tư vấn về cách chăm sóc cụ thể
  • U nhầy ở gò má (một túi dịch nhầy trong xương xung quanh nhãn cầu)
  • Thuốc kháng sinh và corticosteroid; phẫu thuật nếu cần thiết
  • Lác mắt
    ○ Rối loạn thần kinh: nguyên nhân cơ bản sẽ được điều trị
    ○ Phẫu thuật để điểu chỉnh sự bất thường ở cơ, hoặc sử dụng liệu pháp để tăng cường các cơ

Chăm sóc

Bác sĩ thú y sẽ sắp xếp các buổi khám theo dõi phụ thuộc vào chẩn đoán cơ bản của thú cưng. Ví dụ, nếu thú cưng bị nhiễm trùng mắt, bác sĩ thú y sẽ muốn kiểm tra nó ít nhất là hàng tuần cho đến khi các dấu hiệu của bệnh đã được giải quyết. Nếu bạn thấy sự quay trở lại của các dấu hiệu của bất kỳ bệnh về mắt nào, bạn sẽ cần phải liên lạc với bác sĩ thú y ngay lập tức để tránh tổn thương vĩnh viễn cho mắt