Bệnh đa hồng cầu ở chó
Bệnh đa hồng cầu là tình trạng bệnh lý khá nghiêm trọng ở máu, tình trạng bệnh này được mô tả là lượng tế bào hồng cầu tăng bất thường trong hệ thống tuần hoàn. Do sự tăng tương đối, tạm thời (thoáng qua) hoặc tuyệt đối của tế bào hồng cầu lưu thông, nó dẫn đến tình trạng tăng khối lượng hồng cầu kết tủa (PCV), nồng độ hemoglobin (huyết sắc tố của tế bào máu) và số lượng hồng cầu xét trên khoảng thời gian tham chiếu.
Đa hồng cầu chia thành tương đối, tạm thời (thoáng qua) và tuyệt đối. Đa hồng cầu tương đối phát triển khi khối lượng huyết tương giảm, thường do tình trạng mất nước, tạo ra lượng hồng cầu lưu thông tăng tương đối. Đa hồng cầu tạm thời (thoáng qua) là do lách co lại dẫn đến bơm lượng hồng cầu đậm đặc vào vòng tuần hoàn trong một đáp ứng tạm thời với hormone epinephrine, loại hormone sinh ra do cơ thể phản ứng với căng thẳng, giận dữ và sợ hãi. Đa hồng cầu tuyệt đối là sự tăng tuyệt đối của các tế bào hồng cầu, nguyên nhân là do tăng sinh tủy.
Đa hồng cầu tuyệt đối được xác định là do tăng số lượng hồng cầu trong tủy xương, nó được chia thành hai dạng là nguyên phát và thứ phát liên quan đến việc tăng sản sinh ra hormone EPO (erythropoitin). Đa hồng cầu nguyên phát tuyệt đối là rối loạn tăng sinh tủy; đặc trưng của tình trạng này là các tế bào hồng cầu ở tủy xương được sản sinh ra quá nhiều và mất kiểm soát. Đa hồng cầu tuyệt đối thứ phát nguyên nhân là do một lượng hormone EPO phù hợp với sinh lý cơ thể được giải phóng ra để đáp ứng với tình trạng giảm oxy huyết mãn tính (thiếu oxy) hoặc do EPO được sản sinh quá nhiều và không phù hợp hoặc chất giống EPO có trong con vật có nồng độ oxy máu bình thường.
Cả chó và mèo đều có thể bị mắc chứng đa hồng cầu. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm ảnh hưởng của chứng bệnh này tới loài mèo, thì hãy truy cập vào trang này.
Triệu chứng
Tương đối
- Nôn ói
- Tiêu chảy
- Uống ít nước
- Đi tiểu nhiều
Tuyệt đối
- Mệt mỏi, thiếu năng lượng
- Khả năng chịu khi gắng sức thấp
- Nướu đỏ sẫm hoặc hơi xanh
- Hắt hơi
- Chảy máu mũi
- Chướng to bụng
Nguyên nhân
Tương đối
- Nôn ói
- Tiêu chảy
- Lượng nước tiêu thụ vào trong cơ thể bị giảm xuống
- Bệnh thận
- Thở nhanh
Tạm thời (thoáng qua)
- Hưng phấn
- Lo lắng
- Co giật
- Thờ ơ, không hứng thú
Tuyệt đối nguyên phát
-
Rối loạn tăng sinh tủy hiếm (rối loạn sinh tủy)
Tuyệt đối thứ phát
- Không đủ oxy trong máu (giảm oxy huyết)
- Mắc bệnh phổi mãn tính
- Bệnh tim
- Độ cao lớn
- Giảm cung cấp máu đến thận
- Lượng hormone EPO được tiết ra không phù hợp
- Nang thận
- Phù thận do nước tiểu bị giữ lại
- Tuyến thượng thận hoạt động quá mức
- Tuyến giáp hoạt động quá mức
- Khối u tuyến thượng thận
- Ung thư
Chẩn đoán
Bác sỹ thú y sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện cho chú chó của bạn, bao gồm phân tích thành phần hóa học máu, xét nghiệm công thức máu tổng quát, phân tích nước tiểu và xét nghiệm chất điện giải. Bác sỹ thý y cũng sẽ tiến hành đo nồng độ oxy trong máu. Xét nghiệm nội tiết tố (sử dụng mẫu máu để phân tích hormone) có thể được sử dụng nhằm đo lượng hormone EPO. Hình ảnh X-quang và siêu âm cũng hữu ích trong việc kiểm tra tim, thận và phổi nhằm nhận diện các bệnh lý nền có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng đa hồng cầu.
Bạn cần phải cung cấp cho bác sỹ thú y bệnh sử chi tiết của chú chó, bao gồm cả những bệnh lý nền của các triệu chứng và những tình huống có thể dẫn đến tình trạng trên. Bệnh sử bạn cung cấp sẽ có thể giúp bác sỹ thú y có được những thông tin về bộ phận nào bên trong cơ thể đang là nguyên nhân gây nên những triệu chứng bệnh thứ cấp.
Điều trị
Với trường hợp này, chú chó của bạn cần phải được nhập viện. Bác sỹ thú y sẽ quyết định biện pháp điều trị thích hợp phụ thuộc vào nguyên nhân nền của chứng đa hồng cầu, liệu chú chó của bạn có cần phải tiến hành loại bỏ tế bào hồng cầu dư thừa bằng cách mở tĩnh mạch – còn gọi là thủ thuật trích huyết hoặc “rút” máu và liệu tình trạng dư thừa này có phải là do nồng độ oxy trong máu thấp hay không thì sẽ cần phải tiến hành liệu pháp tăng thêm oxy. Chú chó của bạn cũng cần được điều trị bằng biện pháp truyền dịch hoặc sử dụng thuốc nếu nó được chẩn đoán mắc chứng rối loạn sinh tủy (tăng sinh tủy/ đa hồng cầu).
Chăm sóc
Bác sỹ thú y sẽ đặt lịch tái khám cho chú chó của bạn nhằm bảo đảm rằng khối lượng hồng cầu kết tủa ở mức bình thường và nhằm theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh.